Gửi câu hỏi cho chuyên gia

    Câu hỏi thường gặp

    Cụm công nghiệp và cụm công nghiệp làng nghề có khác nhau không

    Theo Nghị định 68/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính Phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp thì các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với cụm công nghiệp và cụm công nghiệp làng nghề có sự khác nhau:

    Ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư sản xuất kinh doanh bên trong CCN, CCNLN

    Đối với Cụm công nghiệp: Được miễn tiền thuê đất 7 năm và hưởng các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật. Trường hợp nhiều mức ưu đãi thì áp dụng mức ưu đãi cao nhất.

    Đối với Cụm công nghiệp làng nghề: Được miễn tiền thuê đất 11 năm và được xem xét vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước với mức không quá 70% tổng mức đầu tư;

    Tiêu chí

    Cụm công nghiệp (CCN)

    Cụm công nghiệp làng nghề (CCNLN)

    Điều kiện hưởng ưu đãi

    Được Cơ quan có thẩm quyền thành lập theo quy định của pháp luật.

    1. Nằm trong Quy hoạch, được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về quản lý CCN.

    2. Số lượng các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong làng nghề chiếm trên 60% so với số lượng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã di dời hoặc đăng ký di dời vào cụm công nghiệp làng nghề.

    3. Tính đến thời điểm xem xét hưởng ưu đãi, hỗ trợ, tỷ lệ đăng ký lấp đầy trên 80%, trong đó trên 60% của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong làng nghề theo xác nhận của UBND huyện.

     

    Ưu đãi đối với Dự án kinh doanh hạ tầng- kỹ thuật

    1. Được miễn tiền thuê đất 11 năm, được xem xét vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước với mức không quá 70% tổng mức đầu tư và hưởng các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật. Trường hợp nhiều mức ưu đãi thì áp dụng mức ưu đãi cao nhất.

    2. Được xem xét đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

     

    1.      Bao gồm tất cả các ưu đãi đối với Cụm công nghiệp nói chung;

    2.      Được miễn tiền thuê đất 15 năm và được xem xét vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước với mức không quá 70% tổng mức đầu tư.

     

     

     

    Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp

    1. Phạm vi, đối tượng, nội dung, định mức hỗ trợ đầu tư từ ngân sách trung ương để xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp phục vụ di dời doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong các làng nghề, khu dân cư, đô thị và các cụm công nghiệp tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn hoặc địa bàn không có khả năng thu hút doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật thực hiện theo Chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp được phê duyệt trong từng giai đoạn.

    2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cân đối nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ đầu tư, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài cụm công nghiệp trên địa bàn.

    Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương xem xét ưu tiên hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp làng nghề.

    Hỗ trợ hoạt động phát triển cụm công nghiệp

     

    1. Ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp do Bộ Công Thương thực hiện gồm:

    a) Điều tra, xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu; tổ chức hội nghị, hội thảo, phối hợp xúc tiến đầu tư; thông tin tuyên truyền, in ấn, xuất bản tài liệu; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, pháp luật, chính sách về cụm công nghiệp;

    b) Khảo sát, đánh giá, xây dựng chính sách, mô hình quản lý, kinh nghiệm phát triển cụm công nghiệp ở trong và ngoài nước.

    2. Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp do địa phương thực hiện gồm:

    a) Hoạt động phát triển cụm công nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này;

    b) Tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư; điều tra, khảo sát các tổ chức, cá nhân có nhu cầu di dời, đầu tư vào cụm công nghiệp; lập, thẩm định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; lập quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp; hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến cụm công nghiệp;

    c) Hỗ trợ kinh phí lập dự án đầu tư cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường hoặc nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong làng nghề, khu dân cư di dời vào trong cụm công nghiệp.

    3. Kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp là nguồn kinh phí sự nghiệp; được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

     

     

    Làng nghề là gì? Cụm công nghiệp làng nghề là gì?

    Căn cứ pháp lý:

    • Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
    • Nghị định 68/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
    1. Khái niệm Làng nghề

    Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn bao gồm:

    1. Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản.
    2. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
    3. Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.
    4. Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ.
    5. Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh.
    6. Sản xuất muối.
    7. Các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn

    2.Tiêu chí công nhận làng nghề:

    Làng nghề được công nhận phải đạt cả 03 tiêu chí sau:

    1. Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định này.
    2. Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
    3. Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.

    3. Khái niệm Cụm công nghiệp làng nghề

    Cụm công nghiệp làng nghề là cụm công nghiệp phục vụ di dời, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong làng nghề nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, phát triển nghề, làng nghề ở địa phương.

    Trình tự đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp

    Căn cứ pháp lý

    Nghị định 68/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp

    Điều 16. Trình tự đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp

    1. Lập, phê duyệt Báo cáo đầu tư thành lập, mở rộng cụm công nghiệp.

    2. Lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp.

    3. Lập, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.

    4. Tổ chức thi công xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp và quản lý vận hành, khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật sau khi hoàn thành.

    Quyền và nghĩa vụ của Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng Kỹ thuật Cụm công nghiệp là gì?

     

    Quyền của Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Nghĩa vụ của Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp

    1. Vận động, tiếp nhận dự án đầu tư vào cụm công nghiệp trên cơ sở quy hoạch chi tiết và ngành nghề sản xuất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    2. Huy động vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật.

    3. Đầu tư xây dựng nhà xưởng, kho bãi, văn phòng để cho doanh nghiệp thuê hoặc bán và kinh doanh các dịch vụ công cộng, tiện ích khác trong cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật.

    4. Cho thuê lại hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung; xác định giá cho thuê hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung, giá cho thuê hoặc bán nhà xưởng, kho bãi, văn phòng và giá các loại dịch vụ công cộng, tiện ích khác, Trường hợp cụm công nghiệp do Ban quản lý cụm công nghiệp cấp huyện hoặc Trung tâm phát triển cụm công nghiệp cấp huyện hoặc đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Công Thương làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật thì việc quyết định cho thuê lại hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, giá chthuê lại hoặc chuyển nhượng quyn sử dụng đất, giá cho thuê hoặc bán nhà xưởng, kho bãi, văn phòng và giá các loại dịch vụ công cộng, tiện ích khác do Sở Công Thương báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định.

    5. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc xử lý đối với các dự án đầu tư trong cụm công nghiệp vi phạm pháp luật, đã ngừng hot động hoặc không thực hiện sau 12 tháng.

    6. Hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này và của pháp luật liên quan.

    1. Tổ chức triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt, đảm bảo tiến độ thực hiện trong dự án; trong trường hợp quá thời hạn quy định, chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phải xin phép gia hạn và được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đầu tư.

    2. Duy tu, bảo dưỡng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật chung của cụm công nghiệp trong suốt thời gian hoạt động; cung cấp các dịch vụ, tiện ích phục vụ sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp (nếu có).

    3. Bố trí nguồn nước đảm bảo phục vụ cho việc chữa cháy tại chỗ; bố trí đảm bảo khoảng cách an toàn với nguồn nhiệt, thiết bị điện, hệ thống ngăn cháy với các vật dễ cháy và khu vực lân cận của cụm công nghiệp.

    4. Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai, tài chính, kế toán, kim toán, thng kê, bảo him, lao động, tiêu chuẩn về xây dựng, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường.

    5. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các thủ tục triển khai đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp.

    6. Hàng năm báo cáo Sở Công Thương và công bố công khai diện tích đất chưa cho thuê, cho thuê lại trong cụm công nghiệp trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và của địa phương.

    7. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    Quyền của tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp là gì?

    Quyền của tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp

    1. Được sử dụng, gia hạn sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai; cho thuê lại phần đất, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng và tài sản trên đất thuê theo quy định của pháp luật.

    2. Sử dụng có trả tiền các công trình hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ công cộng và các dịch vụ khác theo quy định.

    3. Ứng vốn hoặc góp vốn để xây dựng, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật theo thỏa thuận với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng.

    4. Được hỗ trợ, tạo điều kiện trong việc tuyển dụng, đào tạo lao động phục vụ yêu cầu sản xuất, kinh doanh.

    5. Được hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các thủ tục đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp.

    6. Hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này và của pháp luật.

    Điều 25. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp

    1. Sử dụng đất, triển khai dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh đúng nội dung hợp đồng kinh tế vi chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nội dung Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có); trường hợp quá thời hạn quy định phải báo cáo chủ đầu tư xây dựng hạ tng kỹ thuật và cơ quan có thẩm quyền gia hạn theo quy định.

    2. Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh, đầu tư, tài chính, kế toán, kiểm toán, thống kê, bảo hiểm, an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, phòng, chng cháy nổ, an ninh trật tự, nộp các khoản tiền sử dụng hạ tầng, dịch vụ công cộng, tiện ích khác theo thỏa thuận.

    3. Tham gia tích cực vào việc thu hút lao động, giải quyết việc làm tại địa phương, ưu tiên lao động thuộc diện chính sách, hộ gia đình bị thu hồi đất để xây dựng cụm công nghiệp.

    4. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.